##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Ứng dụng vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm và phân giải lân là một trong những biện pháp có hiệu quả trong sản xuất lúa an toàn hiện nay. Nghiên cứu này chỉ ra rằng 82 dòng vi khuẩn đã được phân lập từ 120 mẫu (thân, rễ) của giống lúa HT1 ở các thị xã, huyện, thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên môi trường LGI (Lacto-gluco infusion). Trong đó, có 38 dòng từ thân và 44 dòng từ rễ. Đặc điểm khuẩn lạc của các dòng phân lập có màu trắng đục hoặc trắng trong, đường kính 1,5 - 7,5 mm, tròn, rìa nguyên. Tế bào hình que ngắn hoặc hình cầu, Gram dương và có khả năng di chuyển. Có 27/82 dòng vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm và hòa tan lân khó tan. Trong đó, 03 dòng vi khuẩn TQP’1, THC1, RKL3 có hoạt tính cao nhất. Khả năng cố định đạm của 03 chủng lần lượt là 23,8; 14,3; 10,43 mg L-1 NH4+. Khả năng hòa tan lân lần lượt là 129,77; 128,34 và 119,83 mg L-1 PO43-. 03 dòng vi khuẩn trên có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng trong ống nghiệm. Đáng chú ý, việc nhiễm dòng TQP’1 dạng dịch thể là tốt nhất với khả năng cố định đạm và hòa tan lân cao nên có ảnh hưởng tốt đến chiều dài rễ mầm (5,34 - 5,67cm), thân mầm (9,64 - 12,36 cm) và khối lượng tươi (0,14 g).