##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định diện tích bèo tai tượng (Pistia stratiotes) có khả năng xử lý nước thải trong hệ thống tuần hoàn (RAS) dựa trên tổng lượng chất thải của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) nuôi ở các giai đoạn khác nhau. Số liệu tính toán dựa trên kết quả của 02 thí nghiệm bao gồm sự cân bằng vật chất dinh dưỡng trong RAS nuôi thương phẩm cá trê vàng và hiệu quả xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh trong hệ thống nuôi cá trê vàng thâm canh. Bèo tai tượng thể hiện tốt chức năng xử lý nước thải từ hệ thống nuôi. Trong 10 ngày đầu của thí nghiệm, tỉ lệ về hàm lượng các chất COD, TAN, N-NO3-, P-PO43-, TN và TP từ bể bèo tai tượng đi ra giảm tương ứng là 34,28; 40,70; 46,70; 24,56; 39,92 và 9,16% so với hàm lượng các chất trong nước đầu vào từ bể lọc sinh học. Trên cơ sở cân bằng vật chất dinh dưỡng, lượng chất thải hàng ngày từ 4 m3 thể tích bể nuôi cá trê vàng với mật độ 1.000 con/m3 chứa 17,51mg/L COD, 1,22 mg/L TAN, 16,40 mg/L N-NO3-, 2,92 mg/L P-PO43-, 28,55 mg/L TN và 17,32 mg/L TP. Như vậy, để đảm bảo chất lượng nước thải từ 4 m3 bể nuôi cá trê vàng trong RAS theo các quy chuẩn nước thải của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì diện tích bèo tai tượng cần thiết là trong khoảng 1,30 - 2,30 m2.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Hồng Nho, Trương Quốc Phú, & Phạm Thanh Liêm. (2022). KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC CỦA BÈO TAI TƯỢNG (Pistia stratiotes) TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NUÔI CÁ TRÊ VÀNG . Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(1), 2769–2778. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n1y2022.826
Chuyên mục
Bài báo