##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Lâm sản ngoài gỗ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người Cơ Tu và là một trong những bộ phận không thể thiếu được trong hệ sinh thái rừng tự nhiên. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá thực trạng và lựa chọn một số lâm sản ngoài gỗ (LSNG) tiềm năng trên diện tích rừng tự nhiên giao khoán cho các cộng đồng quản lý bảo vệ để cung ứng dịch vụ môi trường rừng ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam từ Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Đông Giang. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu kết hợp tri thức bản địa của người Cơ Tu và kế thừa có chọn lọc các tài liệu chuyên ngành được sử dụng để xác định loài, vùng phân bố, mức độ phong phú của từng loài, phân nhóm giá trị sử dụng và tình hình khai thác sử dụng LSNG. Kết quả cho thấy: (1) Đã xác định 62 loài LSNG và phân thành 4 nhóm sử dụng khác nhau; (2) Tất cả người dân tham gia đều nhất trí đưa ra năm tiêu chí đánh giá và lựa chọn các loài LSNG tiềm năng. Theo đó, đã lựa chọn được 6 loài LSNG tiềm năng (Mây nước mỡ, Mây nước nghé, quả Ươi, sâm Cau đỏ, quả Lòn bon, măng Nứa); (3) Đã đề xuất được một số giải pháp để quản lý, sử dụng và phát triển bền vững các loài LSNG tiềm năng. Kết quả của nghiên cứu không chỉ giúp cho Ban QLRPH Đông Giang xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên LSNG, mà còn góp phần đem lại thu nhập ổn định cho người Cơ Tu sống phụ thuộc vào rừng.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Văn Lợi & Dương Văn Thành. (2024). Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tiềm năng ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(3), 4530–4543. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1186
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

Tài liệu tham khảo

Chính phủ. (2021). Nghị Định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 sửa đổi Nghị Định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Khai thác từ https://thuuvienphapluat.vn.
Vũ Thu Hiền. (2022). Nghiên cứu hiện trạng cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức, 62, 75-82.
Triệu Văn Hùng. (2007). Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ. (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1-3. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Charles M. P., & Andrew H. (2014). Hệ thống phân loại, sinh thái và quản lý Song mây ở Camphuchia, Lào và Việt Nam. Cơ sở sinh học về sử dụng bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Đỗ Tất Lợi (2022). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Hồng Đức.
Nguyễn Văn Lợi và Lê Thị Khánh Tâm. (2020). Áp dụng mô hình không gian dựa trên cơ sở GIS để xác định vùng phân bố tự nhiên các loài mây thương mại ở xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, 4(3), 2085-2094.
Trần Hậu Thìn. (2014). Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ gỗ, Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học xã hội, Nhân văn và Giáo dục, 4(2), 20-26.
Sách đỏ Việt Nam. (2007). Phần II- Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.