##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) là một loài cây dược liệu quý của Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại cung cấp thông tin giới hạn về đặc điểm sinh thái của loài cây này. Bài báo này bổ sung các thông tin về đặc điểm sinh thái của loài cây Sâm xuyên đá phân bố tự nhiên tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu và Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Kết quả cho thấy: Sâm xuyên đá (1) là cây bụi leo, thân gỗ, thân vuông cạnh, lá đơn mọc đối, hoa lưỡng tính ở nách lá, hoa mọc thành chùm, quả mọng, hình cầu, mang 1 - 2 hạt, cây thường ra hoa vào tháng 2 – 8; (2) Loài chủ yếu phân bố ở trong các khu rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ ở các độ cao dưới 500 m và độ dốc dưới 15o, nơi nhiệt độ dao động từ 25 - 27oC và lượng mưa trên 1.500 mm/năm; (3) Loài phân bố trên nhiều loại đất khác nhau, bao gồm: Đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ, đất feralit màu nâu tím phát triển trên đá mẹ bazan và đất feralit màu xám trắng đến vàng nhạt phát triển trên đá mẹ granit, tầng đất từ dày đến trung bình, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến đến thịt nặng; (4) Mật độ cây tái sinh khá cao, tập trung nhiều ở các cấp chiều cao dưới 50 cm và 0,5-1 m; tỉ lệ cây tái sinh tại các khu vực điều tra có chất lượng tốt đạt trên 50%, tái sinh chủ yếu bằng hạt. Những phát hiện từ nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý có thêm thông tin về đặc điểm sinh thái của loài Sâm xuyên đá, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam bộ.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Văn Cường, Mai Hải Châu, Trần Thị Ngoan, Đặng Việt Hùng, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Trọng Phú, & Lê Đình Lương. (2024). Đặc điểm sinh thái của loài cây sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) phân bố tại khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(3), 4519–4529. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1185
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

Tài liệu tham khảo

Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên. (2000). Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Võ Văn Chi. (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập I, II.
Paulinea Damaso, Igbonekwu-udoji Reagan Jonasa, Lê Thị Thu Hiền, Lê Thu Thủy, Cao Hồng Lê Lưu Hồng Sơn,Vi Đại Lâm, Nguyễn Thị Tình, Tạ Thị Lượng và Đinh Thị Kim Hoa. (2021). Nghiên cứu quy trình tách chiết polysaccaride tổng từ thân cây sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blum) và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa. Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào, 6, 36-41. DOI: 10.51453/2354-1431/2020/385
Phạm Hoàng Hộ. (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2, tr. 889. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Thu và Hà Vân Oanh. (2020). Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của rễ Nhương lê kim cang (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blum). Tạp chí Dược học, 60(3), 59-63.
Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm và Đỗ Thanh Hoa. (2000). Giáo trình Đất Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. (2021). Báo Cáo Thuyết Minh Phương án Quản lý rừng bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu giai Đoạn 2021 – 2030.
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (2021). Báo Cáo Thuyết Minh Phương án Quản lý rừng bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai giai đoạn 2021-2030.
Nguyễn Vũ Linh, Phạm Quốc Tuấn và Ngô Thị Bảo Châu. (2022). Đặc điểm sinh học và phân bố của hai loài cây thuốc Sâm xuyên đá (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blume) và Sâm bồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam - Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ 5, 5, 207-212.
Nguyễn Minh Luyến, Hoàng Thị Diệu Hương, Hà Vân Oanh, Lê Việt Dũng và Đào Thị Thanh Hiền. (2017). Nghiên cứu đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hóa học cây Nhương lê kim cang (Myxopyrum smilacifolium (Wall.) Blum, họ Nhài (Oleaceae). Tạp chí Dược học, 57(11), 70-73.
Vũ Quang Nam và Đào Ngọc Chương. (2017). Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của các trạng thái thảm thực vật ở khu vực Gò Đồi huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 3, 36-44.
Nguyễn Bá Ngãi. (1999). Phương pháp đánh giá nông thôn. Bài giảng chuyên đề Lâm nghiệp xã hội. Trường Đại học Lâm nghiệp.
Bùi Hồng Quang. (2016). Nghiên cứu phân loại họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. &Link) ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Nghĩa Thìn. (1997). Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập. (2021). Báo Cáo Thuyết Minh Phương án Quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Bù Gia Mập giai đoạn 2021-2030.
Cuong, L.V., Quy, N.V., Hung, B.M., Chau, M.H. & Doan, P.V.T.D. (2024). The relative importance of stand and soil properties parameters on soil organic matter content of Acacia hybrid forests in the South Central Coast Region of Vietnam. Malaysian Journal of Soil Science, 28, 134-146.
Franzyk, H., Jensen, S.R., Olsen, C.E. (2001). Iridoid glucosides from Myxopyrum smilacifolium. Journal of Natural Products, 64, 632-633. DOI: 10.1021/np000431v
Gopalakrishnan, S., & Rajangam, R.R. (2013). Wound healing activity of ethanolic extracts of the leaves of Myxopyrum serratulum A.W. Hill in Rats. International Journal of Applied Pharmaceutics, 22(1), 143-147.
Huong, P.V. & Cuong, L.V. (2022). The ecological interaction between endangered, precious and rare woody species in rich forest community: A case study in Tanphu protection forest, Vietnam. Biodiversitas, 23(12), 6119-6127. DOI: 10.13057/biodiv/d231205
Praveen, R.P., & Ashalatha, S.N. (2014). Callus induction and multiplication of internodal explants of Myxopyrum smilacifolium Blum. International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences, 3(10), 612-617.
Praveen, R. P. & Nair, A.S. (2015). Functional group analysis for methanolic extracts of root, fruit and callus of Myxopyrum smilacifolium Blume. International Journal of Pharmaceutical Sciences Review and Research, 33(2), 1-4.
Van Reeuwijk, L.P. (2002). Procedures for Soil Analysis. In L.P. Van Reeuwijk (6th Eds.). ISRIC, FAO, Wageningen.