##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Tôm tiên nước ngọt, Branchinella thailandensis, là một loài giáp xác nước ngọt có triển vọng sử dụng làm thức ăn cho con giống ở giai đoạn ấu trùng tại Việt Nam vì chúng có kích thước nhỏ, khả năng phát triển nhanh và hàm lượng carotenoid cao. Trong nghiên cứu này, B. thailandensis được nghiên cứu để xác định lượng thức ăn và mật độ nuôi thích hợp để nuôi sinh khối trong môi trường nước ngọt. Để đạt được mục tiêu này, 01 thí nghiệm 3 nhân tố được thực hiện: (i) mật độ nuôi tôm tiên với 3 mức (250, 500 và 1000 cá thể/L); (ii) mật độ thức ăn (tảo sống Spirulina platensis) với 3 mức(5 × 105 tế bào/mL, 1 × 106 tế bào/mL và 2 × 106 tế bào/mL); và (iii) mật độ vi khuẩn có lợi Bacillus subtilis với 2 mức (0 và 1 × 103 CFU/ mL). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 72 giờ, để đạt được tỷ lệ sống cao nhất (68.33% ± 10.4%) và chiều dài tối đa (2.32 ± 0.23 mm), cần áp dụng mật độ thức ăn là 2 × 106 tế bào/mL với mật độ nuôi tối đa cần duy trì là 250 ấu trùng/L và có bổ sung vi khuẩn có lợi (1 × 103 CFU/ mL). Ở điều kiện nuôi này, 01 thí nghiệm 02 nhân tố được thực hiện để khảo sát nồng độ Carotenoid và khả năng lưu trữ vi khuẩn có lợi trong cơ thể của tôm tiên nước ngọt B. thailandensis. Nhân tố mật độ vi khuẩn có lợi B. subtilis với 2 mức (0 và 1 × 103 CFU/mL), nhân tố mật độ tảo với 3 mức: 5 × 105, 1 × 106, và 2 × 106 tế bào/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy B. thailandensis cũng có thể lưu giữ vi khuẩn có lợi trong cơ thể đến ít nhất là 48 giờ sau khi nở và đạt được hàm lượng carotenoid cao hơn hẳn lúc nuôi với nồng độ thức ăn thấp.
ABSTRACT
Freshwater fairy shrimp, Branchinella thailandensis, is a highly potential live feed for aquaculture species in Viet Nam, especially in their larval stages due to its small size, high growth and high carotenoid content. In this study, we aimed to identify the suitable feeding density and stocking density, which is inappropriate for mass production in freshwater. To attain these objectives, we conducted 01 three-factor experiment: (i) culture density with three levels (250, 500 and 1000 nauplii L-1); (ii) feed (live Spirulina platens) concentration with three levels (5 × 105 cells mL-1, 1 × 106 cells mL-1 and 2 × 106 cells mL-1); and (iii) beneficial bacteria Bacillus subtilis with two levels (0 and 1 × 103 CFU mL-1). The results indicated that after 72hrs, to the highest survival rate (68.33% ± 10.4%) and total length (2.32±0.23 mm) were obtained when shrimps were fed live S. platensis at 2 × 106 cells mL-1 with probiotics at 1 × 103 CFU/ mL, and density at 250 nauplii L-1. Under those culturing conditions, we conducted 01 two-factor experiment: feed (live Spirulina platens) concentration with three levels (5 × 105 cells mL-1, 1 × 106 cells mL-1 and 2 × 106 cells mL-1); and beneficial bacteria Bacillus subtilis with two levels (0 and 1 × 103 CFU mL-1). The results indicated that B. thailandensis could retain B. subtilis internally up to at least 48 hours and obtain significantly higher carotenoid content than at lower feed concentration.