##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch đặc hiệu nhưng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) chưa được vận dụng trong thực tế để kiểm soát chất lượng vaccine phòng bệnh CPV ở chó. Hơn nữa, hiệu giá kháng thể huyết thanh trong các xét nghiệm HI thường nhật của chúng tôi thường thấp hơn mức một số nhóm trước đây sử dụng làm ngưỡng bảo hộ miễn dịch đã đòi hỏi thiết lập lại quy trình. Trong nghiên cứu này, phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và HI được thực hiện với thể tích 25 μL các thành phần gồm dung dịch NaCl 0,9%, dịch hồng cầu gà 1%, dịch virus vaccine CPV hiệu giá 04 HAU và huyết thanh nguyên dạng của chó tiêu chảy xuất huyết. Đối chiếu các kết quả HI huyết thanh với kết quả phát hiện kháng nguyên CPV trong phân theo từng cá thể đã xác minh mức kháng thể HI 4 log2 trở lên theo quy trình này là một chỉ báo trạng thái bảo hộ miễn dịch chống CPV ở chó. Nghiên cứu cũng cho thấy vaccine CPV sử dụng tại khu vực thành phố Huế có hiệu lực, như cường độ miễn dịch ở nhóm chó đã từng được tiêm vaccine (60,59 HIU) cao hơn (P < 0,001) so với nhóm chưa tiêm (6,73 HIU). Tương tự, tỷ lệ chó mắc bệnh CPV (có virus này trong phân) ở nhóm đã từng được tiêm vaccine (2,63%) thấp hơn (P < 0,001) so với nhóm chưa tiêm (59,38%).
ABSTRACT
Though considered as “the gold standard” for evaluation of specific immunity, the reaction of haemagglutination inhibition (HI) is still not applied in practice for controlling the quality of CPV vaccination in dogs. Moreover, that serum antibody titers in our routine HI tests are often much lower than the level previous authors applied as the threshold of immune protection requested re-establishing the procedures. In this research, the techniques of haemagglutination (HA) and HI reactions were performed with the same pipette volumes of 25 μL of 0.9% saline solution, chicken red blood cell 1% suspension, CPV vaccine virus of 4 HAU titre and untreated sera of haemorrhagic diarrhea-suffered dogs. Individually matching the serum antibodies and faecal CPV antigens , according to this protocol, the level of 4 log2 HI of serum antibody titer be an indicator of protective immune status of dogs against CPV. The study also showed that the CPV vaccines used in the studied region were effective as the immune intensity in vaccinated dogs was much higher (60.59 HIU) than (P < 0.001) in unvaccinated dogs (6.73 HIU). In addition, the rate (2.63%) of dogs contracted with CPV (having the virus in their faeces) amongst the vaccinated dogs was much (P < 0.001) lower than that (59.38%) of the unvaccinated ones.