##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết từ cây sao nhái trắng (Cosmos pringlei B.L.Rob. & Fernald) - SNT và sao nhái hồng (Cosmos caudatus Kunth) - SNH lên sự phát triển của cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv.), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis (L.) Nees), cỏ chác (Fimbristylis miliacea (L.) Vahl), và giống lúa OM 380. Thí nghiệm cho thấy tại nồng độ 0,48 g/mL, dịch chiết từ cây SNT ức chế sự phát triển thân và rễ của cỏ lồng vực nước lần lượt là 91,64% và 96,08%, cỏ đuôi phụng là 100% cho cả thân và rễ, cỏ chác là 85,16% và 100%. Dịch chiết từ SNH cũng cho thấy hiệu quả ức chế đáng kể với cỏ lồng vực nước là 26,27% và 83,45%, cỏ đuôi phụng là 97,01% và 100%, cỏ chác là 85,13% và 100%. Sau 168 giờ xử lý, cây lúa giống OM 380 phát triển tốt hơn khi tiếp xúc với dịch chiết từ cả hai loài sao nhái. Những kết quả này cho thấy khả năng của các dịch chiết từ 2 loài sao nhái trắng và sao nhái hồng trong việc quản lý cỏ dại, và sử dụng chúng như các chất kích thích sinh trưởng cho lúa OM 380. Nghiên cứu mở ra triển vọng trong phát triển các giải pháp sản xuất lúa bền vững, giảm sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ, tăng hiệu quả sản xuất lúa và bảo vệ môi trường.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Hồ Lệ Thi, Võ Phước Thiện, & Nguyễn Gia Huy. (2024). Đánh giá hiệu quả ức chế cỏ dại ruộng lúa của dịch chiết từ cây sao nhái trắng (Cosmos pringlei B. L. Rob. & Fernald) và sao nhái hồng (Cosmos caudatus Kunth) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(3), 4413–4425. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1188
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Ngọc Bảo Châu và Lê Thị Bích Liên. (2015). Thành phần sâu hại và thiên địch trong mô hình trồng bổ sung hoa với cây khổ qua (Momordica charantia L.). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (36), 37-42.
Abbott, W. S. (1925). A method of computing the effectiveness of an insecticide. Journal of Economic Entomology, 18(2), 265-267.
Asghari, J., & Tewari, J. P. (2007). Allelopathic potentials of eight barley cultivars on Brassica jucea (L) Czern. and Setaria viridis (L) p. Beauv. Journal of Agricultural Science and Technology, 9(2), 165-176.
Bräutigam, A., & Gowik, U. (2016). Photorespiration connects C3 and C4 photosynthesis. Journal of Experimental Botany, 67(10), 2953–2962.
Céspedes, C. L., Marín, J. C., Domínguez, M., Avila, J. G., & Serrato, B. (2006). Plant growth inhibitory activities by secondary metabolites isolated from Latin American flora. Advances in Phytomedicine, 2, 373-410.
Da Silva, B. P., Nepomuceno, M. P., Varela, R. M., Torres, A., Molinillo, J. M., Alves, P. L., & Macías, F. A. (2017). Phytotoxicity study on Bidens sulphurea Sch. Bip. as a preliminary approach for weed control. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 65(25), 5161-5172.
Fahmy, G. M., Al-Sawaf, N. A., Turki, H., & Ali, H. I. (2012). Allelopathic potential of Pluchea dioscoridis (L.) DC. Journal of Applied Science Research, 8, 3129-3142.
Gharpure, P., Vaishali, B., & Nivedita, G. (2023). Phytotoxic effects of aqueous leaf extracts of Cosmos sulphureus Cav. on Sorghum bicolor L, Vigna aconitifolia L, Triticum aestivum L. Journal of Tropical Agriculture, 61(2), 319-327.
Ghayal, N., Biware, M., & Gharpure, P. (2018). Phytotoxic effects of leaf leachates of invasive weeds Cosmos sulphureus and Xanthium strumarium on agricultural crops. Biosciences Biotechnology Research Asia, 15(4), 821-832.
Ghayal, N., Biware, M., & Gharpure, P. (2018). Phytotoxic effects of leaf leachates of invasive weeds Cosmos sulphureus and Xanthium strumarium on agricultural crops. Biosciences Biotechnology Research Asia, 15(4), 821-832.
Kato-Noguchi, H., & Kurniadie, D. (2021). Allelopathy of Lantana camara as an invasive plant. Plants, 10(5), 1028.
Kaur, H., & Kaushik, S. (2005). Cellular evidence of allelopathic interference of benzoic acid to mustard (Brassica juncea L.) seedling growth. Plant Physiology and Biochemistry, 43(1), 77-81.
Kong, C. (2022). Allelochemicals involved in rice allelopathy. In Allelopathy (pp. 267-281). CRC Press.
Kong, C. H. (2008). Rice allelopathy. Allelopathy Journal, 22(2), 261-273.
Kumar, V., Opena, J., Valencia, K., Thi, H. L., Son, N. H., Donayre, D. K., ... & Johnson, D. E. (2017). Rice weed management in Southeast Asia. Weed Management in Rice in the Asian-Pacific region. Asian-Pacific Weed Science Society, 282-307.
Khanh, T. D., Xuan, T. D., & Chung, I. M. (2007). Rice allelopathy and the possibility for weed management. Annals of Applied Biology, 151(3), 325-339.
Le Thi, H., & Kato-Noguchi, H. (2008). Assessment of the allelopathic potential of cucumber plants. Environmental Control in Biology, 46(1), 61-64.
Mata, R., Rivero-Cruz, I., Rivero-Cruz, B., Bye, R., & Timmermann, B. N. (2002). Sesquiterpene lactones and phenylpropanoids from Cosmos pringlei. Journal of Natural Products, 65(7), 1030-1032.
Matloob, A., Khaliq, A., & Chauhan, B. S. (2015). Weeds of direct-seeded rice in Asia: problems and opportunities. Advances in Agronomy, 130, 291-336.
Nam, N. C., Linh, P. K., & Thi, H. L. (2021). Nghiên cứu tính ức chế thực vật của 6 loài cây họ cúc (Asteraceae) và định lượng hàm lượng phenolic và flavonoid tổng. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 63(5), 35-40.
Oerke, E. C. (2006). Crop losses to pests. The Journal of Agricultural Science, 144(1), 31-43.
Respatie, D. W., Yudono, P., Purwantoro, A., & Trisyono, Y. A. (2021, February). Effect spraying volume of Cosmos sulphureus Cav. flower extract on weed dominance and soybean yield. In IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, 662(1), 012017.
Respatie, D. W., Yudono, P., Purwantoro, A., & Trisyono, Y. A. (2019, December). The potential of Cosmos sulphureus Cav. extracts as a natural herbicide. In AIP Conference Proceedings, 2202(1). AIP Publishing.
Rimando, A. M., Olofsdotter, M., Dayan, F. E., & Duke, S. O. (2001). Searching for rice allelochemicals: an example of bioassay‐guided isolation. Agronomy Journal, 93(1), 16-20.
Rodenburg, J., & Johnson, D. E. (2009). Weed management in rice‐based cropping systems in Africa. Advances in agronomy, 103, 149-218.
Rouse, C. E., Roma-Burgos, N., Norsworthy, J. K., Tseng, T. M., Starkey, C. E., & Scott, R. C. (2018). Echinochloa resistance to herbicides continues to increase in Arkansas rice fields. Weed Technology, 32(1), 34-44.
Saleh, I., Aziz, S. A., Melati, M., & Andarwulan, N. (2023). Morpho-physiology and metabolite content of Cosmos caudatus Kunth. and yellow and orange Cosmos sulphureus Cav. Biodiversitas, 24(10), 5739-5746.
Seal, A. N., Haig, T., & Pratley, J. E. (2004). Evaluation of putative allelochemicals in rice root exudates for their role in the suppression of arrowhead root growth. Journal of Chemical Ecology, 30, 1663-1678.
Strabala, T. J., Wu, Y. H., & Li, Y. (1996). Combined effects of auxin transport inhibitors and cytokinin: alterations of organ development in tobacco. Plant and Cell Physiology, 37(8), 1177-1182.
Vanderhoef, L. N., & Stahl, C. A. (1975). Separation of two responses to auxin by means of cytokinin inhibition. Proceedings of the National Academy of Sciences, 72(5), 1822-1825.
Weiszhár, Z., Czúcz, J., Révész, C., Rosivall, L., Szebeni, J., & Rozsnyay, Z. (2012). Complement activation by polyethoxylated pharmaceutical surfactants: Cremophor-EL, Tween-80 and Tween-20. European Journal of Pharmaceutical Sciences, 45(4), 492-498.