##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định vùng tiềm năng sản suất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã thu thập 123 mẫu đất từ những khu vực đang sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ. Các chỉ tiêu đạm, lân, kali tổng số, mùn, thành phần cơ giới và độ chua của đất được phân tích và sử dụng thực hiện phương pháp phân tích thành phần chính nhằm lựa chọn ra vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Kết quả thống kê cho thấy, hiện trạng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất ít (khoảng 99,7 ha) với các loại hình sử dụng đất như lúa, lạc, rau các loại, dưa các loại và cây ăn quả. Đất sản xuất nông nghiệp có đặc tính chua (pHKCl = 4,37), hàm lượng đạm (0,13%), lân (0,13%), kali (0,7%) và mùn (1,84%) ở mức khá trở lên. Nghiên cứu đã xác định được 32/123 khu vực có điều kiện đất đai phù hợp với tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ và hữu cơ. Trong đó, 9/32 khu vực do tập đoàn Quế Lâm đang triển khai mô hình lúa và rau các loại hữu cơ. Nhìn chung, điều kiện đất đai khá phù hợp để mở rộng diện tích nông nghiệp theo hướng hữu cơ và hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Phúc Khoa, Trần Trọng Tấn, Trần Thanh Đức, & Nguyễn Hữu Ngữ. (2024). Đánh giá một số tính chất đất đai làm cơ sở phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ và hữu cơ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(3), 4554–4564. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1187
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

Tài liệu tham khảo

Lưu Thế Anh. (2017). Hiện trạng và biến động các chất dinh dưỡng đa lượng đạm, lân và kali trong đất trồng lúa tỉnh Thái Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, 33(3), 1-10.
Nguyễn Văn Bộ và Ngô Doãn Đảm. (2022). Nông nghiệp hữu cơ: Hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Nông nghiệp hữu cơ – thực trạng và định hướng, 1-14.
Chính phủ. (2020). Quyết định số 885/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.
Trần Văn Chỉnh, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Hữu Thành, Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà và Hoàng Văn Mùa. (2006). Giáo trình Thổ nhưỡng học. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Huỳnh Văn Chương. (2011). Giáo trình Đánh giá đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Quang Dũng, Trần Thị Loan, Ngô Huy Kiên và Trần Thị Bùi Trinh. (2022). Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam. Viện Quy hoạc và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 535-544.
Nguyễn Thế Đặng, Hà Xuân Minh, Nguyễn Thế Hùng, Dương Thị Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Nông và Phạm Thị Thu Hằng. (2011). Giáo trình Đất và dinh dưỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Lê Đình Huy, Lê Thanh Bồn và Trần Thị Kiều My. (2015). Nghiên cứu thực trạng suy thoái đất trồng cây công nghiệp trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 112(13), 67-79.
Nguyễn Phúc Khoa, Nguyễn Hữu Ngữ, Trần Trọng Tấn, Nguyễn Thùy Phương, Lê Đình Huy, Phạm Thị Thảo Hiền, Nguyễn Thị Thùy An và Nguyễn Thanh Điền. (2022). Nghiên cứu tính chất đất sản xuất nông nghiệp ở huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 131(3B), 5–24.
Hoàng Công Mệnh, Hoàng Tuấn Hiệp và Phạm Tiến Dũng. (2013). Một số đặc điểm lý, hoá học đất và phát triển hệ thống cây trồng nông nghiệp tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tạp chí Khoa học đất, (41), 11-20.
Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Thị Hồng Minh và Phạm Thị Phương Thảo. (2016). Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông nghiệp sạch tại Việt Nam. Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học, Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2022). Báo cáo số 1720/SNNPTNT-QLCL, về kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2019). Trồng trọt hữu cơ theo tiêu chuẩn 11041 – 2017 trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế. Dự án VIE 433.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2022). Báo cáo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2022). Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030. Đơn vị thực hiện “Học viện Nông nghiệp Việt Nam”.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2022). Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện các nội dung hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm về phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Viện Nông hoá Thổ nhưỡng. (1998). Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.