##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sản xuất sắn và các hoạt động thích ứng của nông hộ trên địa bàn huyện Ea Kar và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua phỏng vấn sâu người am hiểu, thảo luận nhóm và khảo sát hộ. Kết quả phân tích cho thấy BĐKH tác động khá nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất sắn, thể hiện thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, khô hạn kéo dài, mưa lớn tập trung cuối vụ và thời tiết thất thường. Các hiện tượng này đã tác động bất lợi đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sắn. Mưa lớn thất thường và mưa tập trung cuối vụ làm thối củ và giảm chất lượng củ sắn, dẫn đến giá bán thấp. Để thích ứng với BĐKH, nông hộ ở địa bàn nghiên cứu đã triển khai các giải pháp thích ứng nhưng tỷ lệ áp dụng còn rất thấp. Thiếu kiến thức, vốn, lao động, niềm tin vào hiệu quả của các biện pháp thích ứng, và quá tin tưởng vào khả năng chống chịu của cây sắn là những rào cản chính đối với việc thích ứng với BĐKH. Thiếu kỹ thuật sản xuất và phụ thuộc lớn vào kiến thức bản địa và kinh nghiệm truyền từ nhiều thế hệ cũng là một rào cản lớn cho việc áp dụng các giải pháp thích ứng. Nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý chính sách để nâng cao hiệu quả trồng sắn trong điều kiện BĐKH, hướng đến phát triển vùng sắn nguyên liệu bền vững ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Hắc Hiển, Lê Thị Hoa Sen, & Nguyễn Ngọc Lan Chi. (2024). Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất sắn và hoạt động thích ứng của nông hộ ở vùng sắn nguyên liệu tỉnh Đắk Lắk. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(3), 4507–4518. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1173
Chuyên mục
KHUYẾN NÔNG - PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Bạch Mai. (2019). Nghiên cứu kỹ thuật rải vụ sắn tại Đắc Lắc. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Tây Nguyên.
Nguyễn Văn Minh và Đỗ Thị Nga. (2021). Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ trồng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn HLS14 tại tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, 50, 65-75.
Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Xuân Lâm và Nguyễn Việt Dũng. (2015). Mối quan hệ bất hoà? phát triển cây sắn- sinh kế người dân và tài nguyên rừng." Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Tổ chức Forest Trends. https://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/08/PAN_FT_Seminar_CassavavsForestProtection_Report_17072015_Final.pdf.
UBND tỉnh Đắk Lắk. (2024). Tình hình hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Truy cập tại https://daklak.gov.vn/-/tinh-hinh-han-han-thieu-nuoc-tren-ia-ban-tinh
Anyaegbu, C. N., Okpara, K. E., Taweepreda, W., Akeju, D., Techato, K., Onyeneke, R. U., Poshyachinda, S., & Pongpiachan, S. (2023). Impact of Climate Change on Cassava Yield in Nigeria: An Autoregressive Distributed Lag Bound Approach. Agriculture, 13, 80.
Apinan, P. (2018). Economic impact assessment of climate change on cassava production. International journal of Humanities, Social sciences and Arts, 11, 272-285.
CGIAR-SEA. (2016). The drought crisis in the Central highlands of Vietnam: Assessment Report. CGIAR Research Program on Climate Change, Agriculture and Food Security- Southeast Asia. Hanoi, Vietnam. Retrieved from https://cgspace.cgiar.org/items/c2604ff9-d885-430e-82e7-f674b0568741.
Dak Lak PPC. (2023). Socio-economic developemt report of the year 2022. The provincial people committee of Dak Lak. https://dbnd.daklak.gov.vn/."
Đào Lê Trang Anh, Nguyễn Tuấn Anh & Abbas Ali Chandio. (2023). Climate change and its impacts on Vietnam agriculture: A macroeconomic perspective. Ecological Informatics, 74, 101960. DOI: 10.1016/j.ecoinf.2022.101960
Graziosi, I., Minato, N., Alvarez, E., Ngo, D., Hoat, T., Aye, T., Pardo, J., Wongtiem, P., & Wyckhuys, K. (2016). Emerging pests and diseases of South-east Asian cassava: A comprehensive evaluation of geographic priorities, management options and research needs. Pest management science, 72, 1071-1089.
GSO. (2023). Socio- Economic situation of Vietnam in the fourth quarter 2020 and the whole year 2019. General Statistics Office of Vietnam. P463.
Hoàng Kim., Nguyễn Thị Trúc Mai., Nguyễn Bạch Mai & Howeler, R. H. (2015). Cassava conservation and sustainable development in Vietnam. In “Sustainable cassava production in Asia for multiple uses and for multiple markets“The 9th Regional Cassava Workshop. (R. H. Howeler, ed.). CIAT, Guangxi, China.
Lindegaard, L. S., & Sen, L. T. H. (2022). Everyday adaptation, interrupted agency and beyond: examining the interplay between formal and everyday climate change adaptations. Ecology and Society, 27.
MARD. (2022). Worthy strategies needed for casava sustainable development. MARD- Hanoi. Retrieved from https://vietnamagriculture.nongnghiep.vn/worthy-strategies-needed-for-cassava-sustainable-development-d320200.html.
Nui, N., Bien, V., Trung, N., Lua, T., Cuong, N., Spillane, C., Brychkova, G., & McKeown, P. (2021). Cassava Farmers’ Perception on Climate Change: A Case Study in Van Yen District, Yen Bai Province. Vietnam Journal of Agricultural Sciences, 3, 700-711.
Pipitpukdee, S., Attavanich, W., & Bejranonda, S. (2020). Impact of Climate Change on Land Use, Yield and Production of Cassava in Thailand. In “Agriculture”, 10(9), 402. DOI: 10.3390/agriculture10090402.