##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Abstract
Nghiên cứu này xem xét vai trò của đa dạng sinh kế đến “năng lực chống chịu” của hộ khai thác thủy sản biển ven bờ bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa năm 2016. Năng lực chống chịu của hộ được thể hiện thông qua mức độ tác động của sự cố và sự phục hồi sau sự cố. Các hộ được chọn nghiên cứu là hộ khai thác thủy sản biển gần bờ tỉnh Thừa Thiên Huế gồm nhóm chuyên khai thác thủy sản (KTTS) không đa dạng và nhóm KTTS đa dạng sinh kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian ảnh hưởng của sự cố đến nhóm hộ chuyên KTTS dài hơn nhóm hộ KTTS đa dạng sinh kế. Mặc dù giá trị thiệt hại về thu nhập của nhóm hộ KTTS đa dạng sinh kế cao hơn (khoảng 307,53 triệu đồng), nhưng tỷ lệ thiệt hại so với thu nhập của nhóm hộ này thấp hơn so với nhóm hộ chuyên KTTS (107,1% so với 123,31%). Sau 30 tháng, nhóm KTTS đa dạng sinh kế có quá trình phục hồi tốt hơn với tỷ lệ giá trị thu nhập phục hồi khoảng 77,88%, cao hơn khoảng 10% so với nhóm còn lại. Đa dạng sinh kế của hộ KTTS được xem là yếu tố ảnh hưởng tích cực nâng cao năng lực chống chịu của hộ đối với sự cố môi trường và phục hồi các hoạt động sinh kế.
ABSTRACT
This study examined the role of livelihood diversity on the resilience capacity of coastal fishing households affected by the Formosa incident in 2016. The resilience capacity of househoulds was characterized by the impact level of the incident and post-incident recovery. The households selected in this study were nearshore fishing groups in Thua Thien Hue province, including two fishing groups of undiversified and diversified livelihood. The results showed that the impact duration of the incident on undiversified livelihood fishery group was longer than that on the diversified livelihood group. Although the value of income loss of the households group with diversification was higher (about 307.53 million VND), the rate of income loss of this group was lower than that of their counterparts (107.1% compared to 123.31%). After 30 months, the diversified livelihood group had better recovery with the proportion of income recovered at roughly 77.88%, about 10% higher than that of the other group. Diversified livelihood of fishing households was considered as the positive influence on improving their resilience to environmental incidents and restoration of livelihood activities.