##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Abstract
Trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chương trình, dự án và các mô hình trồng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) của người dân đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển LSNG của huyện. Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu nào làm rõ thực trạng phát triển LSNG ở huyện A Lưới, do vậy đề tài đã tiến hành đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững LSNG ở huyện A Lưới. Từ việc thu thập các thông tin có liên quan, sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học (thảo luận nhóm, điều tra hộ gia đình, phỏng vấn các bên liên quan) đánh giá sinh trưởng, phát triển và hiệu quả của các cây trồng trong các mô hình LSNG, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: Các mô hình trồng Mây nước, Bời lời đỏ, Đoác sinh trưởng và phát triển tốt; các mô hình trồng LSNG không những tạo công ăn việc làm (hàng trăm công lao động/ha), tăng thu nhập cho hộ gia đình (lãi ròng có thể lên đến 120 triệu đồng/ha/năm), mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, nghiên cứu này cũng đã đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển bền vững LSNG trên địa bàn.
Từ khóa: A Lưới, Hiệu quả, Lâm sản ngoài gỗ, Mô hình, Sinh trưởng
ABSTRACT
Many programs, projects and models of Non-Timber Forest Products (NTFPs) implemented by local people/households in A Luoi district, Thua Thien Hue province, significantly contributing to the NTFPs’ development. However, there have not been any research projects to clarify the actual situation of NTFPs’ development yet. Therefore, this study was conducted to evaluate the current situation and propose solutions to the NTFPs’ sustainable development. The study carried on collecting relevant information, using sociological survey methods (groups discussion, households survey, relevant stakeholder interviews), and investigating the growth and efficiency of NTFP models. The research results showed that NTFP planting models such as Rattan species (Daemonorops poilanei J. Dransf and Daemonorops jenkinsiana (Griff)), Litsea glutinosa (Lowr.) C.B.rob, Arenga pinnata (Wurmb) Merr have grown and developed well. NTFP planting models not only create jobs (hundreds working-days/ha) for local people, increase households income (net profit can be up to 120 millions VND/ha/year), but also contribute to biodiversity conservation. Based on the analysis of advantages and disadvantages, this study has also proposed solutions to NTFPs’ sustainable development in the district.
Keywords: A Luoi, Effectiveness, Growth, Model, Non-Timber Forest Products