##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Abstract
Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Willd.) là một trong các loài cây thuốc bản địa có tiềm năng cần ưu tiên bảo tồn và phát triển tại tỉnh Gia Lai. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có đề tài nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng Thiên môn chùm. Đề tài nghiên cứu này nhằm sưu tầm và tư liệu hóa tri thức bản địa của cộng đồng Bahnar và Jrai về các bài thuốc dân gian có thành phần Thiên môn chùm, đồng thời đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển, khai thác và sử dụng loài cây này tại địa phương. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học của Gary J. Martin (2002) để thu tập các thông tin, dữ liệu cần thiết. Kết quả cho thấy: người Bahnar và Jrai có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng Thiên môn chùm làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu đã sưu tầm được 15 bài thuốc có thành phần Thiên môn chùm được cộng đồng Bahnar, Jrai sử dụng để chữa trị 10 nhóm bệnh khác nhau, đặc biệt là cho phụ nữ sau khi sinh con. Trên cơ sở phân tích các mối đe dọa và nguyên nhân của từng vấn đề, nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên hiện có.
Từ khóa: Tri thức bản địa, Thiên môn chùm, Bahnar, Jrai, Gia Lai
ABSTRACT
Thien mon chum (Asparagus racemosus Willd.) is one of the indigenous medicinal plants which is potential to be prioritized for conservation and development in Gia Lai province. So far, there have not been any research projects on indigenous knowledge about exploiting and using Thien Mon chum. This research topic aims to collect and document indigenous knowledge of Bahnar and Jrai communities about folk remedies containing compositions of Thien mon chum, simultaneously proposes solutions to preserve and develop, exploit and use this plant. The research used the ethnographic plant research method of Gary J. Martin (2002) to collect necessary information and data. The research results showed that the Bahnar and Jrai people have much experience in exploiting and using Thien mon chum as medicine and community healthcare. In addition, the research has collected 15 remedies containing Thien mon chum compositions used by Bahnar and Jrai communities to treat 10 different groups of diseases, especially for women after giving birth. Based on the analysis of threats and causes of each issue, the research proposes solutions to preseve and develop available resource values.
Keywords: Indigenous knowledge, Asparagus racemosus, Bahnar, Jrai, Gia Lai