##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Abstract
Huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sinh sống của các nhóm dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi với tập quán canh tác trên đất dốc và khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Nhiều thay đổi trong sử dụng đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng đã và đang diễn ra ở đây. Nghiên cứu đã chọn xã Hồng Kim để tiến hành khảo sát những thay đổi trong sử dụng đất lâm nghiệp của người dân địa phương. Thông qua phân tích định tính các thông tin thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, cùng với phân tích thống kê điều tra hộ, nghiên cứu cho thấy người dân xã Hồng Kim đã chuyển dịch từ canh tác nương rẫy sang trồng rừng và từ canh tác đa dạng sang độc canh. Những tác động dẫn dắt sự thay đổi này bao gồm cả chính sách đất đai và thị trường. Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tăng cơ hội tiếp cận đất đai cho người dân; xây dựng cơ chế hưởng lợi từ rừng cộng đồng, tạo sinh kế dưới tán rừng tự nhiên; tăng giá trị gia tăng từ rừng trồng, đồng thời tăng cường thực thi pháp luật để bảo vệ vốn rừng tự nhiên còn lại trên địa bàn; và xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp để tăng tính đa dạng và nâng cao giá trị kinh tế của đất.
ABSTRACT
A Luoi district of Thua Thien Hue province is home to the Pa Co and Ta Oi ethnic groups with the practice of farming on sloping land and exploiting forest products from natural forests. Many changes in the use of forest land and forest resources have been occurring there. Hong Kim commune was selected in the study to survey forestry land use change. Through qualitative analysis of group discussions and in-depth interviews, along with statistical analysis of household surveys, the study showed that people in Hong Kim commune have converted forest land used for shifting cultivation to reforestation and from diverse farming systems to monoculture. The effects of driving this change included both land and market policy. The study proposed to adjust land use planning to increase opportunities for people to access land; building a mechanism for benefiting from community forests, creating livelihoods under the canopy of natural forests; increasing added value from planted forests while strengthening law enforcement to protect the remaining natural forest capital in the area, and building agroforestry models to increase the diversity and increase the economic value of the land.