##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Abstract

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố sinh thái thông qua mô hình không gian số dựa trên cơ sở GIS để xác định vùng phân bố tự nhiên cho 05 loài song mây thương mại dưới tán rừng trong rừng tự nhiên ở xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) và phương pháp phân tích thứ bậc mờ FAHP (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số ảnh hưởng đến vùng phân bố tự nhiên của các loài mây thương mại lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 4.082,1 ha, chiếm 23,2% tổng diện tích tự nhiên được xác định là vùng phân bố chung cho mây nước gai đỏ (Daemonorops poilanei), mây nước gai đen (D.jenkinsiana), mây cát (Calamus viminalis), mây đắng (C.walkeri) và mây cám (D. fissilis). Vùng phân bố chung của các loài song mây thương mại được tìm thấy ở những khu rừng thường xanh thấp, thường ở những khu vực đã bị tác động, có độ tàn che 0,3 - 0,5 hay có tán cây rừng che phủ từ 30 đến 50% trên các đai cao từ 200 đến 500 m. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vùng phân bố tự nhiên của từng loài mây nước gai đen, mây nước gai đỏ, mây cát, mây cám và mây đắng có diện tích tương ứng lần lượt là 8.085,7 ha (46,0%); 7.894,2 ha (44,9%); 5.997,6 ha (34,1%); 7.995,3 ha (45,5%) và 7.037,0 ha (40,1%).


ABSTRACT
The objective of this study was to analyze the ecological factors using GIS - based spatial modelling to identify natural distribution areas for five commercial rattan species in natural forests of Ta Poo commune, Nam Giang district, Quang Nam province. The Analytic Hierarchy Process (AHP) and Fuzzy Analytic Hierarchy Process (FAHP) methods were used to determine the weight of factors affecting natural distribution of every selected commercial rattan species. The study results showed that joint distribution areas of Daemonorops poilanei, D.jenkinsiana, Calamus viminalis, C.walkeri and D. fissilis were 4.082,1 ha, occupying 23.2% of the total natural area of Ta Poo commune. Joint distribution area of commercial rattan species was found in lowland evergreen forests, often in disturbed places with forest canopy coverage of 30 - 50% and at 200 - 500 m elevation. The study results also indicated that the distribution areas of Daemonorops poilanei, D. jenkinsiana, Calamus viminalis, C. walkeri and D. fissilis were 7.894,2 ha (44.9%); 8.085,7 ha (46.0%); 5.997,6 ha (34.1%); 7.995,3 ha (45.5%) and 7.037,0 ha (40.1%), respectively.


 

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

How to Cite
Nguyễn Văn Lợi & Lê Thị Khánh Tâm. (2020). ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHÔNG GIAN DỰA TRÊN CƠ SỞ GIS ĐỂ XÁC ĐỊNH VÙNG PHÂN BỐ TỰ NHIÊN CÁC LOÀI MÂY THƯƠNG MẠI Ở XÃ TÀ PƠƠ, HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM: APPLICATION OF GIS - BASED SPATIAL MODELLING TO IDENTIFY NATURAL DISTRIBUTION AREA OF COMMERCIAL RATTAN SPECIES IN TA POO COMMUNE, NAM GIANG DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE. Hue University of Agriculture and Forestry Journal of Agricultural Science and Technology, 4(3), 2085–2094. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v4n3y2020.339
Section
Articles