##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Abstract
Bằng kỹ thuật ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI), các kết quả xét nghiệm kháng thể huyết thanh thu từ chó nuôi tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình năm 2017 chỉ ra rằng đợt tiêm vaccine dại định kỳ tại địa bàn trong vụ đầu năm 2017 tạo tỷ lệ chó có kháng thể thấp dưới mức mục tiêu cụ
thể của Chương trình quốc gia khống chế bệnh dại hiện hành và tỷ lệ chó được bảo hộ quá thấp so với mức thực nghiệm được cho là đủ để ngăn chặn dịch. Xét nghiệm HI cũng cho thấy tiêm khảo sát vaccine được chỉ định tại địa bàn đã gây đáp ứng miễn dịch tốt ở chó, nâng tỷ lệ chó có kháng thể từ
40% lên 99,17% (P~0), tỷ lệ bảo hộ từ 29,58% lên 77,9% (P~0), tương ứng cường độ miễn dịch từ 3,54 HI lên 18 HI. Đồng thời, xét nghiệm bằng kỹ thuật SSDHI phát hiện virus dại trong nước bọt đã cho thấy 3 trong số 240 chó ở đợt trước tiêm khảo sát (1,25%) mang virus dại, nhưng không phát hiện được chó dương tính trong số chó đã được tiêm vaccine dại được chỉ định sử dụng sau khi đã giết hủy những chó mang trùng. Từ kết quả nghiên cứu đó, đề nghị cần có chương trình nghiên cứu thẩm định chất lượng vaccine và tiêm phòng dại, xét nghiệm virus dại và giết hủy chó mang virus.
ABSTRACT
With the technique of Haemagglutination Inhibition (HI), analyses of sera collected from dogs reared in Tuyen Hoa district of Quang Binh province revealed that the rates of antibody-positive dogs created by the annual vaccination compaign in the beginning of year 2017 were too low in comparison
with the specific goals of the current National Rabies Control Programme meanwhile the rates of immunologically protected dogs were too far below the levels perceived empirically enough for endemic prevention. The assay also showed that the nominated vaccine well induced immune responses to the virus, elevating the rates of antibody-positive dogs from 40% to 99.17% (P~0) and protected dogs from 29.58% to 77.9% (P~0), with immune intensity increasing from 3.54 HI to 18 HI. Meanwhile, the researches with the technique of Shifting Assay of Standardized Direct Haemagglutination Inhibition (SSDHI) for rabies antigen detection in saliva fluids showed that there were only 3 amongst 240 dogs examined before the appointed verification anti-rabies vaccination (1.25%), but no dog carrying the virus in its saliva was found amongst those that had been vaccinated, and that destroying SSDHIpositive dogs probably led to the absence of virus-carrying dogs in the population. We therefore herein suggest formulate research programmes for verification of annual spring vaccination campaigns as well as anti-rabies vaccine quality, in combination with detection of rabies virus in dog saliva and killing virus-carriers, as supplementations to national programmes against rabies.