##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc Fusarium solani gây bệnh thối hồng trên cà chua của dịch chiết lá và hạt xoan (Melia azedarach L.). Chất kháng nấm từ lá và hạt xoan được chiết xuất bằng dung môi ethanol, bao gồm dịch
chiết lá không tách dung môi (LEO), dịch chiết lá đã tách dung môi (LE) và dịch chiết nhân hạt xoan (NE). Dựa trên khả năng ức chế sự phát triển đường kính tản nấm (ĐKTN) và sinh khối nấm của các loại dịch chiết ở các nồng độ khảo sát khác nhau (0 mg/ml, 5 mg/ml, 10 mg/ml, 20 mg/ml, 40 mg/ml và 80 mg/ml), kết quả nhìn chung cho thấy dịch chiết NE có khả năng kháng nấm cao nhất, kế đến là dịch chiết LEO và cuối cùng là dịch chiết LE. Nồng độ ức chế hiệu quả 50% sự phát triển ĐKTN (Effective Concentration, EC 50 ) của các dịch chiết LEO, LE và NE đạt lần lượt là 15,55 mg/ml, 18,95 mg/ml và 14,15 mg/ml. Đối với sinh khối nấm, giá trị EC 50 của các dịch chiết LEO, LE và NE đạt lần lượt là 8,45 mg/ml, 11,25 mg/ml và 7,41 mg/ml. Nghiên cứu này mở ra triển vọng cho việc ứng dụng các hoạt chất kháng nấm có nguồn gốc tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp.


ABSTRACT
This study was carried out to evaluate the antifungal ability of neem (Melia azedarach L.) extracts of leaves and seed kernels in inhibiting the growth and development of Fusarium solani, which causes pink rot dieases on tomatos. Antifungal agents from leaves and seed kernels were extracted with
ethanol solvent, including leaf extract without ethanol removal (LEO), leaf extract with ethanol removal (LE) and seed kernel extract with ethanol removal (NE). Based on the ability to inhibit the development of fungal diameter and biomass of extracts at various concentrations (0 mg/ml, 5 mg/ml, 10 mg/ml, 20
mg/ml, 40 mg/ml and 80 mg/ml), in generally, the results showed that the NE extract had the highest antifungal effect, followed by the LEO extract and finally the LE extract. The effective inhibitory concentration of 50% of the fungal diameters (Effective Concentration, EC 50 ) of LEO, LE and NE extracts were 15,55 mg/ml, 18,95 mg/ml and 14,15 mg/ml, respectively. Based on fungal biomass data, EC 50 values of LEO, LE and NE extracts were 8,45 mg/ml, 11,25 mg/ml and 7,41 mg/ml, respectively. This study suggests a prospect for the application of natural antifungal agents in agricultural production.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Thủy Tiên & Lê Thanh Long. (2019). Khả năng kháng nấm Fusarium solani gây bệnh trên cà chua sau thu hoạch của dịch chiết lá và hạt xoan (Melia azedarach). Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 3(2), 1263 –. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v3n2y2019.246
Chuyên mục
Bài báo