##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Mạch môn (Ophiopogon japonicus) là một vị thuốc thiết yếu trong y học cổ truyền, dùng chủ trị hay kết hợp với các vị thuốc khác để chữa và dưỡng các loại bệnh về đường hô hấp, chữa ho khan, viêm họng, lao phổi, tâm phiền mất ngủ... Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định thời vụ trồng thích hợp tại Thanh Hóa cho năng suất và chất lượng dược liệu cao. Thí nghiệm gồm 6 công thức thời vụ trồng khác nhau từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022, được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, nhắc lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu được đánh giá sau khi cây trồng được 2 năm, đã xác định thời vụ trồng từ 15/12/2021 đến 15/01/2022, cây mạch môn sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao và chất lượng dược liệu tốt. Năng suất củ khô trung bình đạt từ 3,03 đến 3,12 tấn/ha, hàm lượng chất chiết được tính theo khối lượng khô kiệt đạt từ 86,4 đến 90%, năng suất chất chiết được đạt từ 2696,5 đến 2724,1 kg/ha. Như vậy, nên trồng cây mạch môn tại Thanh Hóa từ tháng 12 năm trước đến tháng 01 năm sau.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Hoàng Thị Sáu, Lê Hùng Tiến, & Nguyễn Trọng Chung. (2024). Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu mạch môn (Ophiopogon japonicus (L. F.) Ker. Gawl.) trồng tại tỉnh Thanh Hóa. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(3), 4426–4435. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1166
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT

Tài liệu tham khảo

Đỗ Tất Lợi. (1995). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. tr. 829.
Lê Toàn. (2011). Nghiên cứu xây dựng quy trình trồng cây mạch môn làm dược liệu dưới tán rừng tại Phú Thọ. Kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ.
Nguyễn Huy Hoàng, Lê Hữu Cần. (2017). Phương phương thí nghiệm và thống kê sinh học. Trường Đại học Hồng Đức. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Đình Vinh. (2011). Nghiên cứu kĩ thuật trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus. Wall) trong vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB, giai đoạn 2009-2011, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải. (2012a). Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến sinh trưởng và năng suất củ mạch môn trên đất xám feralit tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 1(10), 103-110.
Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải. (2012b). Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất củ mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall) tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2(10), 272-281.
Viện Dược Liệu. (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Việt Nam, (2), 216-220.
Viện Dược Liệu. (2018). Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học, (2), tr. 1241.
Broussard, M.C. (2007). A Horticutural study of liriope and Ophiopogonic: Nomenclature, Morphology and Culture, Lousiana State University.
Qin, Z., Yi, F., & Sheng, X. (2007). Protective effect of Ophiopogonis polysaccharide MDG-1 on experimental myocardial ischemic Rat. Chinese journal of integrated traditional and Western medicine, 27(12), 1116-20.
Qiu, B.H., & Li, R.M. (2008). Effects polysaccharide in Ophiopogon japonicas on blood glucose in gestational diabetic rats. Journal Iinna University (Medical Education), 4, 367-369.
Xu, S, Mei, C., Zhongqiong, Y., Renyong, J., Yuanfeng, Z., Lixia, L., Guizhou, Y., Xiaoxia, L., Lizi, Y., & Changliang, H. (2016). Effects of polysaccharide from Ophiopogon japonicus on immune response to Newcastle disease vaccine in chicken. Pesquisa Veterinaria Brasileira, 36(12), 1155-1159. DOI: 10.1590/S0100-736X2016001200002
Yu, B.Y., Yin X., & Zhang, C.H. (1991). The immune activity of Ophiopogon japonicus polysaccharide. Carbohydrate Polymers, 5, 286-288
Wang, Z. J., & Luo, H.H. (2008). Isolation, purification and activity study of Radix Ophiopogonic water soluble polysaccharide OPA, Modern Traditional Chinese medicine 5, 77-79.