##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Ở Quảng Nam, ớt tươi là sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Các giống ớt đang trồng đã cũ và chậm đổi mới. Việc đưa các giống ớt tiềm năng hướng đến chế biến ớt bột, tương ớt, muối ớt là rất cần thiết. Nghiên cứu bao gồm 6 giống ớt TN138, TN720, TN185, FAM333, TN738 và TN403 (đối chứng) đã được đưa vào tuyển chọn. Đặc tính nông sinh học, năng suất và hiệu quả kinh tế là các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá. Kết quả đã tuyển chọn được TN185, FAM333 là hai giống ớt sinh trưởng phát triển tốt, có năng suất cao đạt tương ứng: 45,27 tấn/ha và 43,27 tấn/ha. Các giống ớt này cho hiệu quả kinh tế cao 429,6 triệu đồng/ha và 319,0 triệu đồng/ha. Nên thay thế một phần các giống cũ bằng các giống mới triển vọng TN185, FAM333 tại các khu vực có điều kiện thâm canh.
##plugins.themes.huaf_theme.article.details##
Tài liệu tham khảo
Trương Thị Hồng Hải và Trần Thị Thanh. (2017). Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt cay F1 nhập nội trong vụ Đông Xuân 2015-2016 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 126(3C), 43 – 53.
Đặng Hiệp Hoà, Trần Ngọc Hùng và Sanjeet Kumar. (2020). Nghiên cứu tuyển chọn các dòng, giống ớt cay kháng bệnh nhập nội tại Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3, 101 – 105
Thanh Huyền. (2016). Kỹ thuật trồng ớt đạt hiệu quả. Nhà xuất bản Hồng Đức.
Lê Văn Luy, Trần Minh Hải, Vũ Văn Khuê và Cao Thị Trầm. (2010). Kết quả nghiên cứu tuyển chọn bộ giống ớt cay cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, (1), 34 – 43.
Trịnh Khắc Quang, Nguyễn Xuân Điệp, Tô Thị Thu Hà, Cho Weon Dea và Pak Choon Keun. (2012). Kết quả khảo nghiệm, tuyển chọn một số giống ớt Hàn Quốc tại Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12, 89 – 94.
Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó (2006). Phòng Trừ Sâu Hại Bằng Công Nghệ Vi Sinh. Nhà xuất bản Lao Động.
Trần Khắc Thi, Đặng Hiệp Hoà, Nguyễn Thị Liên Hương, Dương Kim Thoa và Tô Thị Thu Hà. (2016). Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay lai GL1-6. Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, 10(71), 7 – 11.
QCVN 01-64:2011/BNNPTNT. (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ớt.
QCVN 01-382010/BNNPTNT. (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
UBND xã Điện Phong, Thị xã Điện Bàn. (2020). Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp
FAOSTAT. (2020). https://www.fao.org/faostat/en/#data/QCL
Don, L. D., Van, T. T.,Vy, T. T. P., & Kieu, P. T. M. (2007). Collectotrichum spp attacking on chilli pepper growing in Vietnam. First international symposium on chili anthracnose, National horticultural research institute, RDA, Korea, 67 pages.