##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp kích thích khác nhau đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng. Thí nghiệm được bố trí trong bể có kích thước (1m × 1m × 1 m), mật độ 30 cá thể ốc/m2 (tỷ lệ đực:cái bằng nhau) và mực nước trong bể ban đầu là 40 cm. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với các phương pháp kích thích như sau: 1) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 2 giờ (A50-2h); 2) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 3 giờ (A50-3h); 3) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 4 giờ (A50-4h); 4) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 2 giờ (D75-2h); 5) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 3 giờ (D75-3h) và 6) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 4 giờ (D75-4h). Ốc bươu đồng được phơi trong bóng râm theo thời gian tương ứng với từng nghiệm thức. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của ốc cái ở nghiệm thức A50-2h và D75-2h (74,4 - 77,2%) cao hơn và khác biệt (p<0,05) so với A50-4h và D75-4h (58,9-62,8%). Ốc ở A50-3h thu được tổ trứng và tần suất sinh sản (12,5 tổ/m2; 4,17 tổ/ngày/m2) và D75-3h (11,8 tổ/m2; 3,92 tổ/ngày/m2) cao hơn và khác biệt (p<0,05) so với nghiệm thức A50-4h hay D75-4h. Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng trứng ốc và kích thước ốc con mới nở không chịu ảnh hưởng của các phương pháp kích thích sinh sản khác nhau.