##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nghiên cứu đa dạng di truyền nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa các kiểu gen trong tập đoàn giống/dòng cây trồng, từ đó có thể đưa ra chiến lược chọn tạo giống, cải thiện nguồn gen. Nghiên cứu này đã sử dụng 09 chỉ thị phân tử SSR để đánh giá mức độ đa dạng di truyền của 120 giống/dòng đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) đang được bảo tồn tại ngân hàng giống trường Đại học Cần Thơ. Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng 09 chỉ thị phân tử SSR thu được 52 phân đoạn và tất cả 52 phân đoạn đều có tỷ lệ đa hình trung bình cao (100%). Chỉ số PIC dao động từ 0,05 (satt596) đến 0,46 (satt009), với giá trị trung bình là 0,21. Cây phả hệ được xây dựng dựa trên 09 chỉ thị SSR bằng phân tích nhóm UPGMA phân các mẫu thành 11 nhóm chính với hệ số di truyền trung bình là 0,7 và hệ số tương đồng dao động từ 0,47 - 0,87. Kết quả này cho thấy bộ sưu tập 120 giống/dòng đậu nành rất đa dạng về bản chất di truyền và có thể dùng làm vật liệu ban đầu cho công tác chọn tạo giống đậu nành trong tương lai.
ABSTRACT
Genetic diversity research aims to study the relationship between genotypes in the varieties/lines, as the results, a breeding strategy will be set up for genetic improvement. In this study, 09 SSR molecular markers were used to evaluate the genetic diversity of 120 soybean varieties/lines being conserved at the gene bank of Can Tho University. A total of 52 fragments were produced by 09 SSR primers with 100% polymorphism rate. The PIC index value was ranged from 0.05 (satt596) to 0.46 (satt009), the average PIC index was 0.21. Using UPGMA analysis showed that the phylogenetic tree was divided 120 soybean varieties/lines into 11 main groups with the average genetic coefficient of 0.7 and the similarity coefficient ranging from 0.47-0.87. Thus, this result showed that the collection of 120 soybean varieties/lines is very diverse in genetic background and can be used as a starting material for future soybean breeding.