##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ được thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư để có cơ sở đề xuất giải pháp bố trí đất đai hợp lý cho việc phát triển sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Bình Điền. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng bao gồm: điều tra thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; phỏng vấn chuyên gia và người am hiểu thông tin; phỏng vấn hộ gia đình; phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thầy việc di dân, tái định cư trong xây dựng thủy điện vừa đem lại những tác động tích cực như người dân tiếp cận cơ sở hạ tầng tốt và dịch vụ tốt hơn, nhưng khó khăn lớn nhất của đồng bào dân tộc thiểu số bị di dời là khôi phục và phát triển sản xuất thời kỳ hậu tái định cư khi mà đất đai mà người dân có thể tiếp cận rất ít hơn rất nhiều so với nơi ở cũ, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Theo ý kiến của người dân tái định cư, ckhông phù hợp với các loại cây trồng truyền thống như sắn địa phương, lúa nương, ngô địa phương, và cây ăn quả có múi. Bài học kinh nghiệm là cần phải tính toán giao quỹ đất sản xuất trước khi di dời nếu không sau khi tái định cư hầu hết các hộ gia đình không được giao thêm đất sản xuất do quỹ đất này hiện nay đã giao ổn định cho cá nhân, tổ chức khác. Cần có chương trình đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp cho thanh niên để thích ứng với điều kiện sống khi về nơi ở mới tại khu tái định cư tập trung.
ABSTRACT
The research project aims to clarify the current land use and livelihoods of resettled people for proposing reasonable land allocation solutions to the livelihood development of resettled people for the construction of Binh Dien hydropower. The research methods used the secondary and primary data collection survey; interviews of experts and key information people; household interviews; In-depth interviews and data processing methods. Research results showed that the displacement and resettlement in hydroelectricity construction have brought about positive impacts such as people have better access to infrastructure and better services, but the biggest difficulty of the displaced ethnic minorities is to restore and develop agricultural production in the post-resettlement period when the land that people can access is much less than the old place, especially agricultural land. The soil quality is not compatible with traditional crops such as local cassava, upland rice, local maize, and citrus. Lesson learned is that it is necessary to calculate the allocation of productive land fund before relocating otherwise after relocation most of the households are not allocated an additional productive land because this land fund is now being allocated stably to other individuals and companies. It is necessary for young people to have vocational transition training programs to adapt to living conditions at the new places in concentrated resettlement areas.