##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Bài báo này nhằm mục đích làm rõ quá trình thu hồi đất để phục vụ dự án khu đô thị Cầu Dâu cũng như tác động của nó đến sự chuyển đổi vốn sinh kế cho người dân địa phương, thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 80 hộ dân xã Tràng Sơn thuộc ba nhóm đối tượng bị ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi thu hồi đất để xây khu đô thị Cầu Dâu, diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân giảm rõ rệt từ 32,6% đến 81,1% tổng diện tích. Trước thu hồi đất, khoản thu từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (82,6%), nhưng sau thu hồi chỉ chiếm 38,9% trong tổng thu nhập của hộ. Hiện tại, nguồn thu nhập của các hộ gia đình được cải thiện hơn nhờ các ngành nghề lao động tự do và các hoạt động phi nông nghiệp. Sau quá trình thu hồi đất, nguồn vốn vật chất của các hộ dân cũng được cải thiện nhiều hơn. Cụ thể, từ 93% đến 100% các hộ phỏng vấn đều mua sắm được các phương tiện sinh hoạt trong gia đình như xe máy, điện thoại, tivi, tủ lạnh. Bên cạnh những hộ dân nhận được tác động tích cực từ việc thu hồi đất, một số hộ dân vẫn còn gặp phải khó khăn trong quá trình thích ứng với cuộc sống “bên ngoài đồng ruộng”. Nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn đối với hình thức bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân có sinh kế bền vững sau thu hồi đất.
ABSTRACT
This paper aimed to clarify the process of land acquisition to serve the Cau Dau urban project as well as its impact on the conversion of livelihood capital of local people through direct interview method. 80 households in Trang Son commune belonged to three groups of affected people. Research results showed that after recovering land to build Cau Dau urban area, the agricultural land area of households decreased significantly from 32.6% to 81.1% of the total area. Before the land acquisition, income from agriculture accounted for the highest proportion (82.6%). On the other hand, after the recovery, this figure accounted for 38.9% of total household income. At present, household income is being improved thanks to the earned money from freelance labor and non-farm activities. After the land acquisition process, the physical capital of households has been improved. Specifically, from 93% to 100% of the interviewed households could buy home appliances such as refrigerators, televisions, mobile phones, and even motorbikes. Most of the interviewed households have received positive impacts from the acquisition of agricultural land. However, the other ones have faced up difficulties in adapting to "outside the field" life.