##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Lovastatin một loại thuốc thuộc nhóm statin và được sử dụng để hạ cholesterol. Lovastatin cũng được sử dụng điều trị bệnh tim mạch vành, bệnh Alzheimer và các bệnh về xương,…. Nấm Asperillus terreus được xem là một trong những nguồn tổng hợp lovastatin, trong quá trình tổng hợp lovastatin chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh học và phi sinh học. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình sản xuất lovastatin từ nấm bằng phương pháp lên men bán rắn. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men từ nấm Asperillus terreus EV8 như cơ chất, pH, nguồn carbon, nguồn nitrogen và thời gian lên men được đánh giá. Hàm lượng lovastatin được xác định bằng phương pháp đo quang ở bước sóng λ=238 nm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Asperillus terreus EV8 sản xuất lovastatin tốt nhất dưới điều kiện như cơ chất (gạo trắng), pH môi trường (pH = 6), nguồn carbon (glucose 5 g/L), nguồn nitrogen (pepton 5 g/L) và thời gian lên men (8 ngày), hàm lượng lovastatin đạt 4,66 mg/g.
ABSTRACT
Lovastatin is a drug belonging to statin group and is used to reduce cholesterol. Lovastatin is also applied to treat coronary heart disease, Alzheimer's disease, and bone diseases. Asperillus terreus is considered as one of the potential sources of lovastatin, but the lovastatin synthesis process affected by various biological and abiotic factors. The study was conducted to evaluate the effect of factors on the production of lovastatin from this type of fungi by solid state fermentation method. The effect of factors on the production of lovastatin from Asperillus terreus EV8 as substrates, pH of medium, carbon source, nitrogen and fermentation time were investigated. Lovastatin assay was determined by spectrophotometer at 328 nm. The results showed that Asperillus terreus EV8 strains produced lovastatin under conditions as substrates (rice), pH of medium (pH = 6), carbon source (glucose 5 g/L), nitrogen source (peptone 5 g/L) and fermentation time (8 days) and the amount of lovastatin reaches 4.66 mg/g.