##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện các vấn đề trong phát triển rừng gỗ lớn (RGL) trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 90 hộ trồng rừng ở 03 xã đại diện, phỏng vấn người am hiểu, thảo luận 03 nhóm nông dân. Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND các cấp,…Kết quả cho thấy, việc phát triển rừng gỗ lớn ở Nam Đông còn gặp phải các trở ngại sau: (i) Diện tích canh tác manh mún, độ dốc lớn, tầng đất mỏng; (ii) Nguồn gốc đất đa dạng gây khó khăn cho công tác quản lý; (iii) Nguồn giống và kỹ thuật canh tác không đồng nhất; (iv) Chi phí đầu tư thấp, nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ nghề rừng còn hạn chế; (v) Bị động trong tìm đầu ra sản phẩm rừng trồng; (vi) Tâm lý sợ rủi ro của người dân khi sản xuất rừng gỗ lớn; (vii) Vai trò của hiệp hội chủ rừng còn mờ nhạt. Từ đó, định hướng 03 nhóm giải pháp để giải quyết các vấn đề trên: Quy hoạch vùng sản xuất rừng gỗ lớn của nông hộ; Xây dựng kỹ thuật và nâng cao năng lực kỹ thuật sản xuất rừng gỗ lớn; Chính sách hỗ trợ hiệp hội chủ rừng và sản xuất rừng gỗ lớn của nông hộ.
ABSTRACT
This study was conducted to identify problems in developing large timber forests in Nam Dong district, Thua Thien Hue province. Primary data was collected from 90 reforestation households in 03 representative communes: Huong Phu, Huong Loc, Thuong Quang, by conducting in-depth interviews with experts and knowledgeable people as well as discussion with 3 groups of farmers. Secondary data was compiled from reports of Thua Thien Hue Forest Protection Department, People's Committees at all levels, ...The results of the study indicated that the development of large timber forests in Nam Dong district has faced the following issues: (i) Small and fragmented cultivated area with large slope and thin soil layer; (ii) Diverse origins of production land causing difficulties for management; (iii) Heterogeneous seed sources and farming techniques; (iv) Low investment costs, limited manpower and infrastructure for forestry activities; (v) Passivity in finding output for planted forest products; (vi) Farmers' fear of risks in producing large timber forests; (vii) The limited role of forest owners' associations. Since then, the study has orientated 03 solution groups for the above problems: planning fields for large timber production households; developing techniques and improving large timber forest production capacity; developing policies to support the activities of the forest owners' association and the production of large timber households.