##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nhiễm nấm mốc trong quá trình bảo quản nông sản là vấn đề nghiêm trọng và đáng quan tâm trong công nghiệp thực phẩm. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định một số điều kiện thu nhận dịch chết vi khuẩn Pseudomonas putida (nhiệt độ, pH, thời gian, tốc độ lắc) và khả năng ức chế nấm mốc gây bệnh trên hạt giống đậu xanh. Chủng N3 phân lập từ các mẫu đậu xanh nhiễm nấm mốc tự nhiên được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết vi khuẩn P. putida. Đặc điểm hình thái của chủng N3 đã được quan sát đại thể (màu sắc, hình dáng, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường PDA và vi thể (hình dáng bào tử) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergilus niger đối chứng. Kết quả phân tích trình tự gen mã hóa 28S rRNA của chủng N3 cho thấy sự tương đồng trình tự cao với các trình tự tương ứng của loài A. niger trên ngân hàng gen. Khi khảo sát điều kiện nuôi cấy để thu nhận dịch chiết, kết quả cho thấy, ở nhiệt độ 30oC, pH 6, thời gian nuôi cấy 48 giờ và tốc độ lắc là 200 v/ph dịch chiết vi khuẩn thu được có khả năng kháng A. niger N3 tốt nhất. Khả năng kháng A. niger N3 của dịch chiết vi khuẩn cao nhất ở 2 ngày với nồng độ 18 và 24%.


Aspergillus niger N3, dịch chiết, kháng nấm, Pseudomonas putida

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Hiền Trang & Hà Anh Đức. (2017). NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM MỐC Aspergillus niger N3 GÂY BỆNH TRÊN HẠT GIỐNG ĐẬU XANH BẰNG DỊCH CHIẾT VI KHUẨN Pseudomonas putida. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 1(1). https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v1n1y2017.28
Chuyên mục
Bài báo
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Hiền Trang

Khoa Cơ khí Công nghệ, TrườngĐại học Nông Lâm, Đại học Huế

Hà Anh Đức

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình