##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển du lịch đã tác động rất lớn tới đời sống của người dân. Nhằm tìm hiểu quá trình thu hồi đất, từ đó phân tích sự thay đổi sinh kế sau thu hồi đất và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương xã Hải Ninh, nghiên cứu đã tiến hành điều tra 60 hộ gia đình bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Kết quả chỉ ra rằng số hộ bị thu hồi đất chiếm 9,1% tổng số hộ toàn xã, bình quân diện tích đất nông lâm nghiệp giảm 56% mỗi hộ. Sau khi thu hồi đất, sinh kế của hộ có sự dịch chuyển theo hướng giảm thu nhập và lao động ở nhóm nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong các ngành phi nông nghiệp. Đồng thời, nguồn vốn tự nhiên (đất đai) đã chuyển thành nguồn vốn tài chính, sau đó, lại chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất. Kết quả cũng cho thấy thu nhập bình quân tăng, đạt gần 40 triệu/lao động/năm, gấp 3 lần so với trước khi thu hồi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần phải có các giải pháp cụ thể và rõ ràng cho từng nhóm đối tượng về chuyển đổi việc làm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đền bù để phát triển sinh kế bền vững.
ABSTRACT
In recent years, agricultural land acquisition policy of Vietnamese state for tourism development has greatly affected on the livelihoods of local people. This study aims to understand the land acquisition process, analyze the changes in livelihoods after land acquisition as well propose some solutions for sustainable livelihoods of local people in Hai Ninh commune. 60 households were surveyed by using participatory rural appraisal (PRA) method. The results show that the number of households affected by land acquisition accounts for 9.1% in the study site with 56% land loss each household in average. Household’s livelihood capitals were impacted obviously. Labor and income structure show a tendency to be shifted from agriculture to non-agriculture. Additionlly, natural capitals (land) have been transformed into financial capitals, then, from financial capitals convered to physical capitals. Moreover, average income increses, reaching at 40 million VND/labor/year, 3 times higher than before the land acquisition. The study has also pointed out that it was very neccesary to provide specific solutions for each target group on employment as well as the effective use of compensatory funds to develop sustainable livelihoods.