##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng về hiện trạng rừng phòng hộ, công tác quản lý sử dụng đất, công tác quản lý nhà nước về rừng, về đất lâm nghiệp tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Khu Đông tỉnh Quảng Ngãi. Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp chính, bao gồm: phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu. Hiện nay, diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn 05 xã (Ba Cung, Ba Khâm, Ba Liên, Ba Trang, Ba Vinh) thuộc lâm phần do BQLRPH Khu Đông tỉnh Quảng Ngãi quản lý là 13.499,26 ha. Qua quá trình điều tra, công tác sử dụng đất đã được BQLRPH giao khoán lại diện tích đất có rừng phòng hộ cho các hộ gia đình trên địa bàn để quản lý và sử dụng. Điều này đã thúc đẩy sự bảo vệ rừng và phát triển kinh tế của địa phương. Trên địa bàn nghiên cứu, mô hình trồng cây Mây nước và cây Sa nhân tím được triển khai rộng rãi và được nhiều người biết đến.


ABSTRACT


This article forcuses on the evaluation of the current status of protection forest and land use management at the Khu Dong Protection Forest Management Commettee (PFMC) in Ba To district, Quang Ngai province. Two main methods were used, including: the data collection methods and data analysis, processing, synthetical methods. Following land use plan of Quang Ngai Committee, the total area of protection forest in five wards (Ba Cung, Ba Kham, Ba Liên, Ba Vinh, Ba Trang) belong to the Khu Dong protection forest management is 13,499.26 ha. From the investigation process, we know that the forest land use rights of Khu Dong PFMC have been given local people to use and manage, so, which has promoted forest protection and economic development of the locality. In the study area, Daemonorops poilanei and Amomum longiligulare are planted widely and popularly.


 

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Huỳnh Văn Chương, Lê Hoàng Vũ, & Nguyễn Ngọc Thanh. (2018). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại ban quản lý rừng phòng hộ khu đông huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2(2), 625–638. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v2n2y2018.149
Chuyên mục
Bài báo