##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tối ưu một số điều kiện sinh trưởng và phát triển để đạt được số lượng tế bào sinh dưỡng và bào tử lớn nhất của chủng Bacillus subtilis-B23. Kỹ thuật chuẩn độ khuẩn lạc được sử dụng để định lượng CFU/mL. Kết quả cho thấy, ở nồng độ tiếp giống 1% sẽ đạt được số lượng tế bào B. subtilis-B23 lớn nhất sau 14 giờ (9,25 ± 0,04 log CFU/mL). Trong dải nhiệt từ 37 đến 40oC thì ở nhiệt độ 37oC là thích hợp nhất cho B. subtilis-B23 phát triển (9,45 ± 0,06 log CFU/mL). Ở nồng độ tiếp giống 1%, nhiệt độ nuôi cấy 37oC, và tốc độ lắc 80 vòng/phút đã thu được số lượng tế bào vi khuẩn lớn nhất (9,61 ± 0,02 log CFU/mL). Không có sự khác biệt đáng kể (P>0,05) về số lượng tế bào thu được khi thử nghiệm nuôi với 3 môi trường MT1, MT2, MT3; tuy nhiên, kết quả ghi nhận trong môi trường MT1 cho số lượng tế bào vi khuẩn đạt cao nhất (9,64 ± 0,079 log CFU/mL). Số lượng bào tử được hình thành tối ưu sau nuôi cấy 2 giờ trong môi trường LB có bổ sung KCl và MgSO4. Việc tối ưu hoá được các điều kiện nuôi cấy B. subtilis-B23 sẽ cho kết quả nuôi cấy đạt số lượng tế bào sinh dưỡng lớn nhất và bào tử B. subtilis-B23 thu được nhiều nhất.
##plugins.themes.huaf_theme.article.details##
Tài liệu tham khảo
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ) 4884-1. (2015). Phương pháp định lượng vi sinh vật - Đếm khuẩn lạc bằng kỹ thuật đổ đĩa.
Kheiri, R., & Akhtari, L. (2016). Antimicrobial resistance and integron gene cassette arrays in commensal Escherichia coli from human and animal sources in IRI. Gut Pathog, 8(1), 1-10. DOI: 10.1186/s13099-016-0123-3
Krysiak, K., Konkol, D. & Korczyński M. (2021). Overview of the Use of Probiotics in Poultry Production. Animals, 11(6), 2-24. DOI: 10.3390/ani11061620.
Lee, J., Park, I., Choi, Y., & Cho, J. (2012). Bacillus strains as feed additives: In vitro evaluation of its potential probiotic properties. Revista Colombiana de Ciencias Pecuarias, 25(4), 577-585.
Leser, T., Knarreborg, A., & Worm, J. (2008). Germination and outgrowth of Bacillus subtilis and Bacillus licheniformis spores in the gastrointestinal tract of pigs. Journal of Appllied Microbiology, 104(4), 1025–1033. DOI: 10.1111/j.1365-2672.2007.03633.x
Ming, S., Zhang, Y., Tao, R., Xiao, N., Zhou, W., Rong, J., & Li, G. (2019). Experimental study on optimization of culture medium and culture environment of Bacillus megaterium. In IOP Conference Series: Materials Science and Engineering. 612 (2) pp. 022113). IOP Publishing. DOI: 10.1016/B978-0-08-102491-1.00013-7.
Sahu, O., & Singh, N. (2019). Significance of bioadsorption process on textile industry wastewater. In The impact and prospects of green chemistry for textile technology (pp. 367-416). Woodhead Publishing. DOI: 10.1016/B978-0-08-102491-1.00013-7.
Stein, T. (2005). Bacillus subtilis antibiotics: structures, syntheses and specific functions. Molecular Microbiology, 56(4): 845-857. DOI: 10.1111/j.1365-2958.2005.04587.x
Tian, Z., Hou, L., Hu, M., Gao, Y., Li, D., Fan, B., & Li, S. (2022). Optimization of sporulation conditions for Bacillus subtilis BSNK-5. Processes, 10(6), 2-10. DOI: 10.3390/pr10061133.
Westers, L., Westers, H., & Quax, W. J. (2004). Bacillus subtilis as cell factory for pharmaceutical proteins: a biotechnological approach to optimize the host organism. Biochimica et biophysica acta, 1694(1-3), 299–310. DOI: 10.1016/j.bbamcr. 2004.02.01.