##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Ở Bến Tre, dừa (Cocos nucifera L.) là cây công nghiệp chủ lực với diện tích trồng lớn nhất cả nước và ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, canh tác dừa ở Bến Tre bị ảnh hưởng bởi tình trạng xâm nhập mặn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tình hình canh tác cây dừa trong điều kiện xâm nhập mặn thông qua phương pháp phỏng vấn nông hộ ở 5 huyện gồm Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vào 100% vườn dừa được khảo sát tại huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại, nhưng 0% vườn dừa tại huyện Châu Thành bị xâm nhập mặn. Nông hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác như tưới nước (33,3 đến 96,7%), bồi bùn cho cây dừa (trên 76,6%) và làm cỏ cho vườn dừa (trên 80%). Có 10,0 đến 70,0% số hộ bón phân vô cơ trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và 13,3 đến 93,3% bón trong thời kỳ kinh doanh; số lần bón từ 4 đến 6 lần/năm. Có 10,0 đến 70,0% và 50,0 đến 96,7% số hộ bón phân hữu cơ trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh; số lần bón từ 3 đến 4 lần/năm. Cần đánh giá ảnh hưởng của độ mặn nước và kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng và phát triển của cây dừa nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất dừa hợp lý, góp phần phát triển cây dừa theo hướng bền vững tại tỉnh Bến Tre.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đoàn Hữu Trí, & Trần Thị Hoàng Đông. (2024). Tình hình xâm nhập mặn và biện pháp kỹ thuật canh tác dừa của nông hộ tại tỉnh Bến Tre. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(3), 4371–4382. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n3y2024.1161
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT

Tài liệu tham khảo

Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. (2024). Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2023. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Đào và Phạm Thị Thanh Bình. (2019). Đánh giá thực trạng và tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, 04(2019), 12-22.
Trần Văn Hâu và Nguyễn Chí Linh. (2011). Khảo sát đặc tính ra hoa của một số giống dừa (Cocos nucifera L.) cao được trồng tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17(a), 210-218.
Trần Tiến Khai, Lê Văn Gia Nhỏ và Nguyễn Văn An. (2012). Đánh giá hiệu quả sản xuất dừa ở nông hộ tỉnh Bến Tre. Tạp chí Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam, 262, 21-25.
Tất Anh Thư, Võ Hoài Chân và Võ Thị Gương. (2013). Một số đặc tính đất vườn trồng ca cao xen trong vườn dừa tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 25, 260-270.
Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Lưu Quốc Thắng, Phạm Phú Thịnh, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Đoàn Hữu Trí và Nguyễn Thị Bích Hồng. (2020). Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dừa trong điệu kiện xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Công Thương: Khoa học công nghệ, 41(4), 38-40.
Nguyễn Đoàn Hữu Trí, Lê Công Nông, Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Lưu Quốc Thắng và Nguyễn Đức Xuân Chương. (2020). Ảnh hưởng của phân lân đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng dừa ở đầu giai đoạn kinh doanh trong điều kiện xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, 19(4), 18-27.
Nguyễn Thị Thanh Trúc và Trương Văn Tuấn. (2016). Ảnh hưởng của phát triển ngành dừa đến môi trường tự nhiên ở tỉnh Bến Tre: Hiện trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 6(84), 177-187.
Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hâu và Lê Thanh Phong. (2005). Giáo trình Cây Đa Niên, Phần II cây công nghiệp. Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ.
Baloch, P. A., Moizuddin, M., Imam, M., Abro, B. A., Lund, J.A., & Solangi, A. H. (2004). Effect of NPK fertilizers and farmyard manure on nut production of coconut (Cocos nucifera L.). Asian Journal of Plant Sciences, 3(1), 91-93.
Cheng-Xu, S., Hong xing, C., Hong bo, S., Xin tao, L., & Yong, X., (2011). Growth and physiological response to water and nutrient stress in oil palm. African Journal of Biotechnology, 10(51),10465-10471.
Diep, H. T. M. (1994). Influence des contraintes edaphiques sur la nutrition minerale, le developpement et la production du cocotier (Cocos nucifera L.) dans des sols sulfates acides sales ou non sales de delta Mekong: Effet ameliorant d’un apport de phosphate naturel. Du titre de Docteur De L’Uinversite Paris XII, Universite Paris Val De Marne.
Food and Agriculture Organization of the United Nations. (2024). Retrieved February 10, 2024, from http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC.
Kushwah, B. L., Nelliat, E. V., Markose, V. T., & Sunny A. F., 1973. Rooting pattern of coconut. Indian Journal Agronomy, 18, 71-74.
Loganathan, P., & Balakrishnamurti, T. (1980). Effects of NPK Fertilizers on young Coconut (Cocos nucifera) on a Sandy Soil in Sri Lanka. Experimental Agriculture, 16(1), 41-48.
Prema, D., Jose, A. I., & Nambiar, P. K. N. (1987). Effect of sodium chloride on growth and yield of coconut palms in a laterite soil. Agricultural Research Journal of Kerala, 25(1), 66-73.
Stephanie, E. (2003). Slovin’s Formula for Sampling Technique. New York: Houghton-Mifflin.