##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Bệnh cháy lá do nấm Phytophthora colocasiae Racib. (1900) gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng thâm canh khoai môn sọ. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm đánh giá được tính kháng bệnh cháy lá của các nguồn gen trong tập đoàn khoai môn sọ được bảo tồn, qua đó sàng lọc và phát hiện các nguồn gen kháng để phục vụ các chương trình chọn tạo giống khoai môn sọ kháng bệnh cháy lá. Bằng lây nhiễm in vitro mảnh lá cắt rời với chủng nấm P. colocasiae phân lập từ mô lá bị bệnh và đánh giá dựa trên diện tích lá biểu hiện triệu chứng bệnh, nghiên cứu đã đánh giá được tính kháng/nhiễm của 209 nguồn gen thuộc tập đoàn khoai môn sọ miền Bắc Việt Nam. Trong đó, phát hiện 4 nguồn gen là SP-19-027 (khoai môn, Điện Biên), 28351 (khoai Phước thao, Cao Bằng), 11612 (khoai Má phớ, Lai Châu) và 11545 (khoai Hậu đành, Tuyên Quang) không bị nhiễm nấm; 12 nguồn gen kháng; 62 nguồn gen kháng trung bình, 58 nguồn gen nhiễm nặng (mẫn cảm) và 73 nguồn gen nhiễm nghiêm trọng (mẫn cảm cao) với chủng nấm P. colocasiae lây nhiễm. Kiểm chứng tính kháng nấm của các nguồn gen miễn dịch và kháng nấm sau 7 ngày lây nhiễm in vivo cho kết quả phù hợp với đánh giá bằng lây nhiễm in vitro. Tuy nhiên, dưới áp lực nhiễm nấm kéo dài đến 15 ngày, mức độ kháng của một số nguồn gen đã bị giảm. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp số liệu về khả năng kháng với nấm gây bệnh cháy lá, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn gen khoai môn sọ nước ta, có ý nghĩa đối với công tác chọn tạo giống khoai môn sọ kháng bệnh cháy lá.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Thị Thủy, Đỗ Thị Ánh Nguyệt, & Nguyễn Xuân Viết. (2024). Đánh giá tính kháng bệnh cháy lá của các nguồn gen trong tập đoàn khoai môn sọ miền bắc đối với nấm Phytophthora colocasiae Racib. (1900) bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(2), 4196–4207. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n2y2024.1152
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT