##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phụ phẩm thân lá gai làm thức ăn cho bò tại Quảng Ngãi. Giống cây gai xanh AP1 được thu hoạch lúc 50 - 54 ngày tái sinh sau lứa cắt thứ nhất. Cây sau khi thu hoạch được chia thành các bộ phận gồm lá, thân, rễ đem sấy khô ở 600C để phân tích thành phần hoá học. Đồng thời, phụ phẩm thân và ngọn lá được phơi khô nghiền bột hoặc được ủ chua để thực hiện thí nghiệm nuôi dưỡng trên bò. Thí nghiệm thực hiện trên 15 bò lai BBB (BBB x Lai Brahman) bố trí vào 03 nghiệm thức, 5 bò/nghiệm thức. Nghiệm thức 1 (NT1) bò được ăn thức ăn theo hiện trạng trong nông hộ, nghiệm thức 2 (NT2) ngoài thức ăn của nông hộ cho ăn thêm 0,3% khối lượng cơ thể (theo vật chất khô) bột thân lá gai, nghiệm thức 3 (NT3) ngoài thức ăn của nông hộ cho bò ăn thêm 0,3% khối lượng cơ thể thân lá gai ủ chua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bộ phận khác nhau của cây gai xanh có thành phần hoá học khác nhau. Bò cho ăn thêm bột thân lá gai và thân lá gai ủ chua đã làm tăng lượng ăn vào, tuy nhiên, tăng khối lượng của bò không có sự sai khác thống kê giữa bò có cho ăn thêm bột thân lá gai cũng như cho ăn thêm thân lá gai ủ chua so với bò nuôi theo hiện trạng. Với kết quả nghiên cứu này, có thể kết luận rằng phụ phẩm thân lá gai có thể sử dụng làm thức ăn cho bò.
ABSTRACT
The objective of this study was to provide the information of the using AP1 ramie foliage in the diet on performance of beef cattle in Quảng Ngãi province. AP1 ramies were harvested at 50-54 days after the first cutting, the harvested ramie were divided into parts including leaves, stems and roots, and these parts were dried at 60oC then to chemistry composition analysis. The by-products of foliage were made to powder of ramie foliage and foliage silage for cattle feeding. Total 15 BBB crossbred (BBB x Brahman) were carried out by using complete randomized design, with 3 treatments (5 cattle/treatment). The first treatment, the cattle were fed the feed in household (based diet); the second treatment, based diet plus ramie foliage powder at 0.3% of BW (DM basis), and the third treatment we based diet plus ramie foliage silage at 0.3% of BW. The results showed that the difference of leaves, stems and roots, and by-product from the leaves and stems were different nutritional composition. Feed intake of cattle improved when supplementation ramie foliage powder or foliage silage (P<0.05). However, average daily weight gain of cattle was not significantly different (P>0.05). With these results, it could be concluded that the ramie (Boehmeria nivea L.) foliage should be considered and used for cattle feeding.