##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự tăng trưởng và phát dục của cá Ong Bầu, một loài cá nuôi đặc hữu ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn, gồm 3 nghiệm thức, lặp lại 3 lần: 100% thức ăn cá tạp; 50% thức ăn tươi sống + 50% thức ăn công nghiệp (TACN); và 100% TACN. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính gồm: i) Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá; ii) Tuổi và khối lượng cá khi thành thục; iii) Tỷ lệ thành thục của cá đực và cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường nuôi cửa biển Thuận An bao gồm nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan (DO), pH, độ mặn, độ kiềm và N-NH3 mặc dù có biến động nhưng vẫn hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Khẩu phần ăn hoàn toàn bằng cá tạp được ghi nhận là phù hợp nhất đối với cá Ong Bầu với các kết quả về chỉ tiêu tăng trưởng, thành thục ở cá đực và cái cao hơn so với các nghiệm thức khác ở mức có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đồng thời, tỷ lệ thành thục của cá Ong Bầu được ghi nhận là đạt giá trị cao nhất ở cả ba nghiệm thức thí nghiệm vào tháng 7 và tháng 8 trong quá trình nuôi vỗ.


ABSTRACT


The study was conducted to determine the effect of feed types on the growth and reproductive performance of Rhynchopelates oxyrgynchus (Temminck & Schlegel, 1842), an endemic fish species in the lagoon of Thua Thien Hue province. The experiment was completely randomized designed with 3 following treatments and 3 replications: 100% trash fish; 50% of trash fish + 50% of commercial feed; and 100% commercial feed. The main research contents include: i) Fish growth peformance; ii) Age structure and body weight of the first matured fish; iii) Maturity ratio of male and female targeted fishes. The results showed that the environmental conditions in Thuan An estuarine including temperature, dissolved oxygen (DO), pH, salinity, alkalinity and N-NH3 were perfectly suitable for experiment fishes’ growth and development. The diet of 100% trash fish have been found to be the most suitable diet for the experiment fishes indicated in higher growth and maturation of both the male and female targeted fishes compared to the fishes in other studied diets. At the same time, maturity ratio of the fish in all three treatments was recorded to be the highest achivement in July and August.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

How to Cite
Lê Văn Dân & Ngô Hữu Toàn. (2020). NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ CÁ ONG BẦU RHYNCHOPETALTES OXYRHYNCHUS (TEMMINCK & SCHLEGEL, 1842) BẰNG CÁC KHẨU PHẦN THỨC ĂN KHÁC NHAU TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: EFFECTS OF DIFERRENT DIETS ON MATURITY OF RHYNCHOPETALTES OXYRHYNCHUS (TEMMINCK & SCHLEGEL, 1842) IN THUA THIEN HUE PROVINCE. Hue University of Agriculture and Forestry Journal of Agricultural Science and Technology, 4(2), 1933–1939. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v4n2y2020.449
Section
Articles